Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

Ai thương con nhất ?


1 tuổi, con tập đi, Mẹ chạy theo đỡ mỗi khi con ngã. Ba ngăn lại bảo rằng hãy để con tự tập đứng lên.

2 tuổi, con ăn vạ, Mẹ ráng dỗ dành, nhưng Ba vẫn thản nhiên.

3 tuổi, con vòi vĩnh khóc đòi quả ớt trên mâm cơm. Mẹ kiên quyết không cho. Trong khi Ba lại bảo hãy để con nếm thử rồi con sẽ tự tránh xa.

4 tuổi, con chạy chơi té đau và khóc thảm thiết, Mẹ vội vàng thổi và nói "hết đau rồi, hết đau rồi", Ba thì ôm con, vuốt lưng và nói "Đau lắm phải không con, từ từ sẽ hết, không hết ngay được đâu con"

5 tuổi, con nhất định không đến nhà trẻ, Mẹ không nỡ buông tay, đứng trước cỗng trường nhìn con mãi. Ba quay đầu bảo Mẹ lên xe mau.

6 tuổi, con vào lớp 1, Mẹ căn dặn cô giáo xem chừng con bị bắt nạt. Thế mà Ba lại nói với cô rằng cô đừng can thiệp trừ trường hợp nghiêm trọng.

7 tuổi, con không chịu học toán, Mẹ tìm mọi cách dụ dỗ, khuyên răng, Ba thì nói "con không cần giỏi toán, vì con giỏi thứ khác rồi"

9 tuổi, con đánh nhau với thằng bạn học đến trầy cả mặt mày. Mẹ lo lắng muốn rơi cả nước mắt. Vậy mà Ba lại la con và bắt con phải đi xin lỗi người bạn đó.

12 tuổi, con đòi gắn mạng trong phòng. Mẹ vui vẻ chấp nhận ngay, trong khi Ba chỉ đồng ý cho đặt máy tính ở phòng khách làm con chẳng được thức khuya cày game cùng lũ bạn.

13 tuổi, con xem phim người lớn cùng lũ bạn, Mẹ hoảng hốt, nhưng Ba mỉm cười và mời con đi cà phê nói "chuyện đàn ông"

15 tuổi, con xin đi phượt cùng bạn bè Mẹ đồng ý nhưng càu nhàu mãi vì lo lắng. Trong khi Ba gật đầu ngay. Suốt chuyến du lịch Mẹ gọi điện hỏi thăm con đủ thứ, nào là vui không, ăn gì chưa, chỗ ngủ thế nào, có gì trở ngại không? Còn Ba suốt những ngày đó chỉ điện thoại cho con 1 lần lúc con mới xuống xe. Ba chỉ nói vỏn vẹn 3 câu, tới chưa, khi nào về và chúc con đi chơi vui vẻ.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2019

Có những kỷ niệm được gọi tên là QUÊ HƯƠNG


Mỗi khi cần một khoản thời gian bình yên. Hãy về quê. đi ngắm ruộng rẫy. câu cá. hoặc chỉ đơn giản là dẫn con đi chơi để trải nghiệm. để gần gũi thiên nhiên.

Hãy cho con cái của chúng ta những trải nghiệm nhiều nhất có thể. đó sẽ là những kỷ niệm được gọi tên là QUÊ HƯƠNG








Ninh Xuân Trường

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

22 ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI GIỎI....VÀ BỌN DỞ HƠI



1. Người giỏi biến công việc nhàm chán thành tác phẩm, sau đó thưởng thức chúng. Bọn dở hơi biến tác phẩm thành công việc sau đó cặm cụi làm.
2. Người giỏi đi trễ nhưng sẵn sàng giải quyết và hoàn thành công việc bất kể giờ giấc nào, bất kể giá nào. Bọn dở hơi đi rất đúng giờ nhưng lãng công.
3. Người giỏi quản lí trên thành quả. Bọn dở hơi điểm danh.
4. Người giỏi giao việc và tin tưởng, bọn dở hơi liên tục để ý rình mò nhưng không có phát kiến.
5. Người giỏi đánh giá thành công và thất bại. Bọn dở hơi bói móc và truyền cảm hứng lo sợ.
6. Người giỏi biết tưởng thưởng người khác và lơ đi lỗi lầm của kẻ khác. Bọn dở hơi bới móc ra lỗi và liên tục cướp công.
7. Người giỏi nhân hậu trong mọi công việc. Bọn dở hơi tàn nhẫn trong mọi mối quan hệ.
8. Người giỏi im lặng. Bọn dở hơi nguyền rủa.
9.Người giỏi trung thực, trung dung. Bọn dở hơi nịnh nọt, xu thời.
10. Người giỏi nói ra ý của mình. Bọn dở hơi nói ý của lãnh đạo, hoặc mượn lãnh đạo để nói ý của mình.
11. Khi một lãnh đạo ra đi. Người giỏi tưởng nhớ. Bọn dở hơi chửi rủa.
12. Người giỏi nhìn về khó khăn của tương lai và khắc phục nó. Bọn dở hơi nhìn vào thành công quá khứ, và liên tục nhai lại.
13. Người giỏi tĩnh lặng. Bọn dở hơi chạy lăng xăng.
14. Người giỏi có vẻ biết rất ít nhưng biết chắc. Bọn dở hơi cái gì cũng có vẻ biết.
15. Người giỏi sử dụng người giỏi hơn mình và biết cách dùng. Bọn dở hơi luôn muốn sử dụng người dở hơn hắn và trù dập.
16. Người giỏi tin vào mình. Bọn dở hơi muốn người khác tôn vinh.
17. Khi cho một tí quyền hành. Người giỏi tìm giải pháp. Bọn dở hơi tìm vây cánh và triệt tiêu sự phát triển.
18. Người giỏi đề cao sáng tạo. Bọn dở hơi đề cao sự làm lụng.
19. Người giỏi biến một công nhân thành nghệ sĩ. Bọn dở hơi cố biến một nghệ sĩ thành công nhân.
20. Người giỏi yêu cuộc sống. Bọn dở hơi hoang mang và cố chiếm đoạt cuộc sống của người khác.
21. Người giỏi nhìn vào chính mình. Bọn dở hơi rình mò người khác và bới móc.
22. Người giỏi biến việc lớn thành việc nhỏ. Bọn dở hơi thổi phồng việc nhỏ thành việc lớn.
Danh sách còn dài, nhưng lười quá, dừng ở đây nhé. Tóm lại, người giỏi nên quên đi bọn bọn dở hơi. Bọn dở hơi thì chỉ nên sống với bọn dở hơi. Đây là kinh nghiệm làm việc với người giỏi và bọn dở hơi của riêng sếp
(Sưu Tầm)