Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

2 insight QUAN TRỌNG mà người Nhật đã sử dụng


3 ngày nay cư dân mạng rầm rộ chia sẻ hình ảnh ông giám đốc người Nhật cúi rạp người trong cơn mưa lạnh lẽo để chào khách hàng đến với họ. 

Có lẽ ông giám đốc ấy vẫn không hình dung được sự lan tỏa vô cùng mạnh mẽ qua chiến thuật đơn giản của mình. Và Đây chính là 2 vũ khí bị mật mà họ đã sử dụng rất hiệu quả.  

2 INSIGHT QUAN TRỌNG MÀ NGƯỜI NHẬT ĐÃ SỬ DỤNG
2 INSIGHT QUAN TRỌNG MÀ NGƯỜI NHẬT ĐÃ SỬ DỤNG 




INSIGHT 1. HÃY YÊN TÂM. NGƯỜI NHẬT KHÔNG ĂN GIAN 
Khoản chục năm trở lại đây người tiêu dùng đã phát sợ với cái kiểu bị móc túi mà không hề hay biết. 

Đó là nhờ những bài báo đã phanh phui những chiêu trò gian lận vô cùng tinh vi của chủ doanh nghiệp buôn bán xăng. 

Đến nối người ta kháo nhau rằng hãy đô xăng ở gần nhà hoặc những nơi có người quen làm việc thì mới an tâm.

Thậm chí mua xăng vào bình đem về nhà cho chắc ăn. 
đó là tâm lý bị lợi dụng. 

Và mấy chục năm nay người việt nam vẫn luôn săn lùng những món hàng của nhật. 

Bởi vì sản phẩm do người Nhật làm ra luôn chiếm được vị trí quan trọng trong tâm lý người tiêu dùng. 

Nếu bạn mua được chiếc xe Trung Quốc chất lượng tốt. người ta nói BẠN MAY MẮN. Thực tế thì sao? Hàng TQ sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu hoặc Châu Mỹ đều tốt cả. xem thông tin trên cái IPHONE thì biết.

Nếu bạn sắm phải chiếc HONDA mà cứ bị hư lên hư xuống tối ngày. thì dân tình an ủi rằng chỉ vì bạn XUI thôi. Bởi vì người Nhật chưa bao giờ sản xuất hàng kém chất lượng. 

và hiện tại họ vẫn đem sản phẩm của mình đến thị trường với tinh thần của người Nhật.

Vì vậy. Họ sử dụng "CHÍNH XÁC ĐẾN 0.01lt" để đánh vào INSIGHT thứ nhất. 

INSIGHT 2: QUAN NHÀ NGƯỜI TA.

Thực ra hành động cúi chào khách hàng thậm chí là với cả nhân viên của mình thì đây là việc hết sức bình thường đối với văn hóa Nhật Bản. Nếu bạn từng làm việc tại công ty Nhật sẽ biết được điều này.

Điều tiếp theo là mô hình kinh doanh:  cây xăng là mô hình kinh doanh phục vụ theo khu vực. khách gần cây xăng nào thì đổ xăng ở đó. nên cũng chẳng cần đến sức mạnh truyền thông như làm gì.

Nhưng cây xăng chuẩn Nhật đã may mắn có được sự quảng bá miễn phí đến từ rất nhiều người tiêu dùng do cái sự sốc văn hóa. Người việt nam lâu nay bị doanh nghiệp trong nước đối xử như con ghẻ.  thì bảo sao không choáng váng khi được một sếp to đón chào như vậy.

Và phần phân tích dưới đây tôi sẽ trình bày theo góc nhìn như một chiến lược mà người Nhật đã chuẩn bị sẵn để phục vụ cho mục tiêu phát triểu chuỗi cây xăng chuẩn Nhật của mình.

Một công ty Nhật dư sức để tổ chức một buổi khai trương long trọng xúng xính cờ hoa. thuê mấy em PG mặc Kimono ra đứng chào khách. nhưng để đạt được độ lan tỏa thì mấy cô bé chân dài da trắng không có cửa so với Người đàn ông mặc áo sơ mi đến từ xứ Hoa Anh Đào.

TẠI SAO 1 NGƯỜI ĐÀN ÔNG LẠI HIỆU QUẢ HƠN CẢ ĐÁM ĐÀN BÀ?

Trước khi trả lời câu hỏi này, Xin mời bạn tưởng tượng một chút về hình ảnh một QUAN CHỨC NHÀ NƯỚC đứng trong mưa cúi chào trong ngày khai trương của doanh nghiệp của mình. 

Nếu bạn không phá lên cười như đang xem một bộ phim hài thì cũng xùy một tiếng đầy mỉa mai "ối dào! diễn" 

Đấy! Bởi vì chúng ta quá xa lạ với những hình ảnh như vậy. nếu hành động đó có thì cũng chỉ xuất hiện trong truyền thuyết mà thôi. 

ĐÓ chính là tâm lý chán ghét QUAN CHỨC của hầu như tất cả chúng ta. 

Vì vậy khi hình ảnh ông GIÁM ĐỐC NGƯỜI NHẬT cúi chào ngay lập tức được chia sẻ với tốc độ chóng mặt là vậy. với người Nhật có thể đó là hành động bình thường. nhưng với người việt thì khác, họ được giải tỏa phần nào tâm sự thầm kín lâu nay. 

"CHỐNG MẮT LÊN MÀ XEM ĐI. QUAN NHÀ NGƯỜI TA NHƯ THẾ ĐẤY" 

Ninh Xuân Trường 

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Như thế nào là môi trường làm việc chuyên nghiệp?



"Em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp!"
99/100 em đi phỏng vấn đều chém câu đó. Nghe thì hay, nhưng khi đi vào thực tế nó lại trở thành điều vô cùng khôi hài, nó phản ánh tính hài hước không giới hạn của các em.
Trước hết, phải dịch nôm "môi trường chuyên nghiệp" theo tưởng tượng của các em:
- Công ty lớn, văn phòng đẹp
- Lương cao, thưởng đều, nghỉ mát đầy đủ.
- Nhân viên ăn mặc đẹp, thơm tho.
- Sếp hiền như bà tiên, ông bụt.
- Không quản lý về thời gian, nhưng cũng đừng quản lý cả hiệu suất.
- Làm việc bất đắc kỳ tử, hứng lên: làm như trâu chó, hết hứng: đéo làm.

Kiểu kiểu thế.

Các em xem nhiều phim, đọc nhiều tiểu thuyết, theo dõi nhiều show truyền hình thực tế nên chắc bị lậm. Thực tế "môi trường làm việc chuyên nghiệp" nó như này:
1. Quy trình chuyên nghiệp: nghĩa là em biết công việc cần làm bắt đầu từ đâu, kết thúc thế nào, phối hợp với ai, trong bao lâu phải hoàn thành. Em là một mắt xích trong cái quy trình đó, em làm việc đúng, làm việc đủ để đảm bảo quy trình vận hành trơn tru, vì ngoài em, những em khác cũng tham gia vào quy trình này, một đứa phá thối, cả quy trình sẽ rối loạn. Như cái chợ ấy, sẽ không còn chuyên nghiệp nữa.
2. Chính sách minh bạch: nghĩa là thưởng phạt phân minh, em biết em làm tốt được gì, làm tồi sẽ mất gì.
3. Con người chuyên nghiệp: chính là em, là tôi, là các bạn đồng nghiệp khác. Con người chuyên nghiệp là việc đã giao thì phải hoàn thành. Em có hứng thú hay không hứng thú, sức khoẻ tâm sinh lý có ổn định hay không em vẫn phải hoàn thành công việc. Cái đó còn được gọi là thái độ chuyên nghiệp.
Em hình dung như mình đang ở trong nhà máy sản xuất gà chiên, em phụ trách công đoạn vặt lông gà, bạn tiếp theo làm công đoạn chặt gà v.v... Hôm nay trái gió trở giời, mặt trời không đủ sáng để em quang hợp tạo ra hứng, em không làm việc vặt lông gà, hoặc em làm như mèo mửa. Dây chuyền vẫn phải chạy, vậy là hoặc là không có gà để chiên, hoặc sẽ có món gà chiên cả lông, khách dí (cái gì đó) vào mua, công ty không có doanh thu, nhưng em vẫn đòi hưởng lương bình thường, hihi.
Đấy, chuyên nghiệp nó chỉ thế thôi. Làm đúng, làm đủ là được, không cần "làm quá". Các em đi làm việc, không phải nghệ sĩ (mà nghệ sĩ họ cũng có nguyên tắc chứ không vô tội vạ như em tưởng). Các em làm việc tuỳ hứng, vô tội vạ. Xong các em đòi hỏi cái này mới quá đáng này: Sếp phải tâm lý, không được nổi cáu mà phải khéo léo tìm cách motivate em. Đùa, Sếp chứ có phải phường chèo mua vui cho các em đéo đâu. Em thích Sếp phải như Tây còn bản thân mình thì cứ như... Ta. Chẳng bao giờ tự hỏi mình đã làm đúng, làm đủ chưa, chỉ thích mộng mơ và hờn dỗi.
Quy Trình Tuyển Dụng

Như thế là lừa đảo em ạ, em lừa người phỏng vấn để vào công ty. Em lừa nguyên cả một đám đồng nghiệp vì làm họ tưởng em là người có thể kề vai sát cánh, cùng làm-cùng hưởng-cùng chịu trách nhiệm. Xong rồi em lật lọng, giở mặt, em hiện nguyên hình là một thành phần vô trách nhiệm, làm ăn chả ra gì, em để lại đống hổ lốn em gây ra, và để lại trên vai họ thêm vài gánh nặng.
Lần sau đi phỏng vấn, thay vì nói "em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiêp" em hãy tự hỏi "mình đã chuyên nghiệp đủ với môi trường đó hay chưa" em nhé.
(sưu tầm)